NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI LÀM MÁI NHÀ LIÊN QUAN ĐẾN NGŨ HÀNH
Mối tương quan hình thể giữa mái nhà và cấu trúc nhà, theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào thì bản chất của ngôi nhà do cấu trúc bởi những góc vuông vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.
Chúng ta có thể thấy điều này qua mối tương quan giữa cấu trúc bằng – Thổ hình – của ngôi nhà với mái tròn – Kim hình – của tòa Bạch Ốc. Do tính Thổ sinh Kim. Hoặc với mái nhà nhọn – Hỏa hình – vốn là mái nhà phổ biến nhất hiện nay – Hỏa sinh Thổ. Còn đối với phong thủy của mái nhà hình Mộc rất hiếm gặp. Trường hợp đặc biệt chỉ thấy ở nhà thờ Đức Bà, TP.HCM. Theo thuyết âm dương ngũ hành thì Mộc khắc Thổ, đó là điều kiêng kỵ khi đổ mái. Nhưng với cấu trúc nhiều mái nhọn của nhà thờ Đức Bà – phong thủy gọi là ”Hỏa khí xung thiên” – thì mái nhà Mộc hình vút cao có tính tương sinh cho toàn bộ cấu trúc của nó. Đây là kiến trúc độc đáo theo cái nhìn phong thủy.
Theo phân loại ngũ hành, mái nhà được chia làm 5 loại chính:
– Mái vút cao thuộc Mộc: có đặc điểm hình trụ, hình chữ nhật cao và hẹp. Thường làm bằng gỗ. Công trình tiêu biểu cho mái nhà loại hình này là nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP.HCM).
– Nhà mái bằng thuộc Thổ: có mái bằng, biểu tượng như những cánh đồng bằng phẳng, những thôn làng có nhà bằng đất thấp.
– Mái hình tròn thuộc Kim: có đặc điểm là tròn, cong và hình bán nguyệt. Thể loại này thường dùng các vật liệu xây dựng có thể uốn cong để xây dựng như sắt hoặc thép. Chúng có hình dạng giống như mái vòm, ngọn đồi hình tròn, những căn nhàn có cửa tò vò.
– Nhà mái nhọn thuộc Hỏa: có đặc điểm như ngọn lửa, mái cao như ngọn núi, thường dùng trong kiến trúc tháp chuông, nhà thờ nhìn xa xa dạng tam giác.
– Nhà mái lượn sóng thuộc Thủy : có đặc điểm là lượn sóng, mái không đều nhau, nhấp nhô khó tả.
Cách thiết kế mái nhà như thế nào để phù hợp với căn nhà theo phong thủy? Có rất nhiều kiểu mái nhà đang thịnh hành hiện nay như: mái nhà hình vòm, mái nhà bằng, mái nhà lượn sóng, mái nhọn… Mỗi kiểu mái đều có tác dụng riêng và cách phối hợp cũng như cách chọn nguyên vật liệu để xây dựng cũng khác nhau.
Ví dụ: Đối với kiểu nhà hình ống – kiểu nhà phổ biến ở các thành phố lớn vì tiết kiệm diện tích đất – thường cao từ 2 tầng trở lên, đây là kiểu nhà hình Mộc trong ngũ hành. Mái của kiểu nhà này nên là hình nhọn vì nhọn là biểu tượng của khung Hỏa. Mộc sinh Hỏa là tương sinh. Vì vậy, nếu chọn cách này thì trên Hỏa dưới Mộc là hài hòa về mặt phong thủy. Tuyệt đối không chọn các kiểu mái tương khắc theo hình thái vì đó là điều kiêng kỵ khi làm mái nhà. Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà cũng cần chú ý đến cả tính thẩm mĩ khi làm nhà.
6 điều cần lưu ý kèm theo những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà
Ở nông thôn nước ta, phần lớn mái nhà thường được chọn là mái nhà hình tam giác, bởi theo độ dốc của mái nhà sẽ khiến nước mưa chảy xuống một cách dễ dàng, tránh tình trạng nước mưa bị ứ đọng lại trên mái nhà, xét về tính thực tiễn lẫn trong quan niệm phong thủy đều tốt, đặc biệt là kiểu mái thái có ưu điểm vượt trội so và rất được ưa chuộng nên rất nhiều khách hàng nhờ chúng tôi tư vấn và thiết kế nhà cấp 4 1 tầng kiểu mái thái rất đẹp mắt, nhưng mái thái hiện nay được tạo hình rất đa dạng không còn đơn thuần là mái dốc tam giác truyền thống.
Y nhiên mái nhà hình tam giác của bạn sẽ ảnh hưởng đến những nhà kề bên nếu bạn không chú ý đến phong thuỷ. Do đó, tốt nhất khi xây nhà tránh để đỉnh tam giác nhà mình chĩa thẳng vào cửa nhà người khác. vì nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn.
Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”
Quy tắc này có nghĩa là khi thiết kế mái nhà bạn cần phải tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, miếu hướng chính diện vào nhà, đó là điều liên quan đến hướng góc mái mà bạn cần phải kiêng kỵ khi làm mái nhà. Vì khi nhà bạn mở cửa ra hướng góc mái sẽ dễ xảy va chạm khi di chuyển, gió lùa từ cạnh mái, cạnh tường thổi vào nhà của bạn
Ngoài ra bạn cần chú ý đến điểm góc mái. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái hay góc mái chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn.
Ngày nay, đối với nhà ở nông thôn, phần lớn mái nhà được thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn dễ tuột xuống không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét vè phong thủy thì kiểu mái nhà này lại không tốt cho những nhà lân cận.
Xét về cấu tạo
Với nhà truyền thống thì phần mái nhà sẽ quay mặt dài về hướng Nam nên phần đỉnh mái nhà sẽ kéo từ Đông sang Tây. Ngoài ra, nên dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt ở đỉnh mái và treo tấm bùa bát quái ở giữa như cách thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với ngôi nhà của mình như mẫu thiết kế nhà cấp 4 2 tầng 100m2 mái ngói đỏ truyền thống mà chúng tôi đã hoàn thành hồ sơ kỹ thuật.
Ngày nay, những căn nhà thiết kế hiện đại phần lớn không sử dụng cây xà gồ đặt ở đỉnh nhà như trước mà có sự thay đổi đôi chút là đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là… thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà. Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm.
Hướng dẫn cách tính xà gồ đòn tay để làm mái nhà theo phong thủy
Số lượng thả xà gồ (đòn tay) cho mỗi mái nhà có nhiều cách tính như theo quan niệm Sinh-lão-bệnh-tử, Sinh-Trụ-Hoại-Diệt hoặc theo Trực tuổi…Mục đích của mỗi cách tính đều nhằm mang lại một mái nhà hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Tính số lượng xà gồ theo Sinh-Trụ-Hoại-Diệt theo thuật phong thủy như sau: Sinh- trụ-hoại-diệt có thể hiểu là Xuân-Hạ-Thu-Đông. Trong bốn mùa này thì mùa Xuân và Hạ là hai mùa mang lại tài lộc và sức khỏe nhất, đặc biệt là Xuân; hai mùa còn lại mang đến những điều không tốt lành. Nên khi chọn số lượng đòn tay, phải quay về chu kì của mùa Xuân hoặc Hạ.
Cụ thể như sau: thanh 1 là Sinh, thanh 2 là Trụ, thanh 3 là Hoại, thanh 4 là Diệt, cứ quay vòng như vậy. Công thức tính cho chu kì quay vòng: SINH = [ 4 x n + 1 ],
n = chu kì lặp lại. Số xà gồ (đòn tay) đẹp cho một mái nhà thường ở mức sau:
SINH | 5 | 9 | 13 | 17 | 21 | 25 | 29 | 33 |
TRỤ | 6 | 10 | 14 | 18 | 22 | 26 | 30 | 34 |
Tính số lượng xà gồ theo Trực tuổi: để tính được lượng đòn tay theo cách này thì cần biết ngũ hành của Trực và tìm Trực tuổi. Sau đó chọn Trực sinh, Trực khắc. Xà gồ được chia thành 2 loại là đòn giông và đòn tay. Đòn giông rất quan trọng, vì nó làm trạch chủ, tượng trưng cho chủ nhà, các đòn tay còn lại phải chọn sao cho tương sinh với đòn giông để hợp phong thủy.
Chia sẻ:
Trả lời